TUYÊN TRUYỀN PHÒNG MỘT SỐ BỆNH CHO TRẺ

Thứ hai - 02/12/2024 16:00
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG MỘT SỐ BỆNH CHO TRẺ
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG MỘT SỐ BỆNH CHO TRẺ
Thời điểm giao mùa với khí hậu khó chịu trẻ thường gặp phải các nguy cơ có thể mắc phải các căn bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Vì vậy, BGH nhà trường đã chỉ đạo nhân viên y tế học đường kịp thời phối hợp với giáo viên đứng lớp tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về cách phòng chống một số bênh thường gặp ở trẻ như: bênh chân, tay, miêng; bệnh cúm; Viêm hô hấp;...
BÀI 1: TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
   * Bệnh “Tay, chân, miệng” là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh lây lan từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước lọt dịch tiết mùi, dịch họng, dịch của các bóng nước khi vỡ, hoặc qua đường phần miệng qua thức ăn, nước uống bị nhiễm virus.
Người lớn cũng có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus hoặc trong quá trình chăm sóc người bệnh.Bệnh dễ lây thành dịch do virus đường ruột gây nên và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm xử trị kịp thời.
  1. Những biểu hiện chính của bệnh tay – chân – miệng?
        – Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng (bóng) nước.
        – Phỏng (bóng) nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng (bóng) nước vỡ ra thành vết loét.
        – Phỏng (bóng) nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng  ban tay, lòng bàn chân…
  1. Cách phòng bệnh:
        Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
        + Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh bằng 6 bước.
        + Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
        + Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
        + Cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.
        + Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.
        + Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, vận dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
  1. Nên làm gì khi trẻ bị mắc bệnh?
        + Khi thấy trẻ sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
        + Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp súc với trẻ khác.
        + Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.
        + Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm.
BÀI 2: TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH CẢM CÚM
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường, bệnh cảm cúm có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao. Đặc biệt trong những cơ sở giáo dục – trường học nhất là trường mầm non là nơi tập trung các cháu nhỏ hệ miễm dịch còn non kém thì nguy cơ bùng phát dịch càng cao hơn. Chính vì vậy để có biện pháp phòng chống dịch tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho các cháu, thì quan trọng là cần tuyên truyền để các giáo viên phụ huynh học sinh cần biết bệnh cúm là gì? Cơ chế lây bệnh như thế nào? Dấu hiệu ra sao? Và cách phòng chống cũng như phải làm gì khi trẻ có biểu hiện nghi mắc cảm cúm?
Để hiểu, biết và phòng tránh bệnh, chúng ta cần biết một số thông tin:
1.Bệnh cảm, cúm là gì?
Bệnh cúm (cảm là bệnh lý nhẹ hơn cúm) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người, có khả năng gây thành đại dịch và biến chứng hô hấp có thể gây tử vong. Hiện tại chưa có vacxin phòng chống.
2. Cơ chế lây bệnh?
Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với vi rut từ người bệnh thông qua dịch hắt hơi, sổ mũi trong thời gian từ 1 đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.
3. Dấu hiệu của cảm, cúm là gì?
- Sốt (trên 38 độ) ;
- Ho (ho khan hoặc ho có đờm), đau họng;
- Đau đầu hoặc đau cơ, mệt mỏi ;
- Chảy nước mắt, nước mũi ;
- Một số người có biểu hiện nôn, buồn nôn…
- Trường hợp nặng: bệnh có thể diễn biến gây viêm phổi, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
4. Các biện pháp phòng chống?
a. Tăng cường vệ sinh cá nhân
- Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi.
- Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để giảm phát tán dịch theo đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt khăn thật sạch bằng xà phòng. Không khạc nhổ bừa bãi.
b. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bị bệnh thì phải đeo khẩu trang y tế.
- Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp.
c. Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh
-  Hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, mắt (bằng dung dịch Natriclorid 0,9%), họng (súc miệng Fluor ở trường đầy đủ hoặc nước muối pha loãng ở nhà).
- Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc, học tập thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng, nước Javel, cồn 70 độ…
- Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.
5. Làm gì khi có biểu hiện nghi mắc cảm cúm?
Nếu khi phụ huynh học giáo viên chủ nhiệm lớp thấy trẻ hoặc bản thân có các dấu hiệu như: sốt, ho, đau họng thì cần cho trẻ hạn chế tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm, liên hệ với bộ phận y tế của nhà trường hoặc đến các cơ sở y tế công để được tư vấn và chăn sóc sức khỏe tạm thời.
 *Tóm lại sau khi đã biết và hiểu về dịch bệnh cúm là gì? Biểu hiện như thế nào? Và nguy hiểm ra sao? Thì chúng ta hãy làm đúng nhiệm vụ của mình, góp một phần sức nhỏ chung tay chung sức cùng toàn thể nhà trường để ngăn chặn dịch bệnh đang ngày càng lây lan, bùng phát.
     Vậy nhiệm vụ của người lớn chúng ta là:
- Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân hàng ngày cho mình và cho trẻ, rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, súc miệng Fluor ở trường đầy đủ, có thể nhỏ mắt, nhơ mũi bằng dung dịch Natriclorid 0,9% hàng ngày…
BÀI 3: TUYÊN TRUYỀN PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM HÔ HẤP  
Trong những ngày thời tiết giao mùa cơ thể trẻ rất hay mắc một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em là do sức đề kháng của trẻ còn yếu, thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường ô nhiễm bởi bụi, khói thuốc, vấn đề vệ sinh cá nhân cho trẻ chưa sạch sẽ, nơi ở còn ẩm thấp.. .
Các cô giáo và các bậc phụ huynh cần biết về các triệu chứng, biến chứng và cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ,cha mẹ không nên xem nhẹ căn bệnh này và quan tâm đúng mức sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng mắc bệnh về đường hô hấp
1/ Các biểu hiện và biến chứng của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ
Bệnh thường xảy ra khi có một số yếu tố thuận lợi tác động vào như thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh; uống nước quá lạnh hoặc nước đá, kem; nằm, ngồi trước luồng gió lạnh của quạt hoặc dùng điều hòa nhiệt độ không đúng cách … Triệu chứng gặp đầu tiên là sốt (có thể sốt nhẹ, đôi khi sốt cao kèm theo rét run), kèm theo sốt là ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Cơn ho có khi chỉ húng hắng, có khi ho liên tục. Bệnh nhân là người lớn hoặc trẻ em  còn có triệu chứng bị đau họng khi nuốt, khi ăn. Chảy nước mũi là triệu chứng hay gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
2/ Cách phòng bệnh viên nhiễm đường hô hấp cho trẻ
Để phòng các bệnh về đường hô hấp cho trẻ trong giai đoạn chuyển mùa rất đơn giản, chỉ cần cha mẹ chú ý hơn trong việc chăm sóc cho trẻ.
Buổi tối khi đi ngủ, nên quàng cho trẻ khăn mỏng kín cổ và ngực. Không mở toang cửa sổ tránh gió lùa. Buổi sáng sớm khi cho trẻ uống nước nên cho trẻ uống nước ấm.
Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng buổi tối trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy. Cần lưu ý, nước muối không được pha quá mặn. Về mùa lạnh, nên súc miệng nước muối ấm. Việc súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng có tác dụng rõ rệt trong việc phòng các bệnh viêm đường hô hấp, nhất là viêm họng do virus, vi khuẩn.Với trẻ nhỏ chưa thể tự súc miệng bằng nước muối loãng, cha mẹ có thể dùng một chiếc khăn xô sạch nhúng vào nước muối ấm nhẹ nhàng lau kẽ răng, lợi cho trẻ. Với trẻ nhỏ cần lau cả lưỡi vì lưỡi trẻ có thể bị lên men, tưa, có nhiều vi khuẩn...
      Việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ có ý nghĩa rất quan trọng phòng bệnh viêm họng. Không chỉ vệ sinh răng miệng trước và sau ngủ, mà trước mỗi bữa ăn cũng cần lau miệng sạch sẽ, giảm sự xâm nhập mạnh của siêu vi trùng gây bệnh.
Luôn trang bị khẩu trang cho trẻ khi ra đường. Người tiếp xúc với trẻ  cần dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Hạn chế cho trẻ ra ngoài đường vào những ngày thời tiết chuyển mùa, tạo thói quen cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô.
Giữ ấm khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi chúng ta đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm khi đi học, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
*/Tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Với những đứa trẻ có sức đề kháng kém thường bị các tác nhân gây bệnh tấn công mạnh mẽ hơn. Nhất là những trẻ suy dinh dưỡng, không được bú sữa mẹ… thì càng hay bị bệnh tật. Do vậy, để phòng bệnh viêm đường hô hấp nói riêng, các bệnh nói chung cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng một chế độ ăn khoa học, phong phú.
Chế độ ăn của trẻ phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cơ thể trẻ mới đủ sức đề kháng chống lại sự thâm nhập của virus, vi khuẩn.
Ngoài thịt, cá, trứng, sữa… cha mẹ cần tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, đặc biệt những loại rau có nhiều sinh tố C, chất khoáng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.Ngoài ra, cha mẹ nên tiêm chủng đầy đủ cho trẻ ; Tránh yếu tố nguy cơ gây bệnh như khói thuốc, than tổ ong, bụi, lông vật nuôi trong nhà (chó, mèo)… Khi đảm bảo việc duy trì chế độ ăn đủ dinh dưỡng, nhiều sinh tố C, giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giữ ấm cơ thể trẻ sẽ tránh được nguy cơ bị virus, vi khuẩn tấn công gây các bệnh về đường hô hấp.
Còn khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, thở nhanh, bú kém (với trẻ còn bú mẹ) cần đưa khám bác sĩ ngay, tránh tình trạng tự cho trẻ uống thuốc vì dễ làm trẻ nhờn thuốc, giảm hiệu quả điều trị, vừa gây tác hại (bị biến chứng dẫn tới viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, phổi…) làm việc điều trị càng trở nên phức tạp và tốn kém.
 
 
 

Nguồn tin: mamnondienbich.dienchau.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay97
  • Tháng hiện tại424
  • Tổng lượt truy cập739,990
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây